Van giảm áp là thiết bị có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống đường dẫn nước và khí. Nếu không có van này thì hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
1. Van giảm áp là gì?
Van giảm áp (van điều áp, van ổn áp) trong tiếng anh là Pressure reducing valve - thiết bị có tác dụng giảm áp, điều chỉnh lực áp ở đầu ra nhằm đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng với áp lực đầu vào theo một chế độ giá trị đã được cài đặt sẵn. Thiết bị này có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống đường dẫn khí, nước. Van được làm từ các hợp kim cứng như thép, đồng, gang, inox… sử dụng ở các đường ống dẫn nước, máy nén khí, ngành khai mỏ…
2. Lịch sử ra đời của van giảm áp
Van giảm áp được ra đời vào năm 1679 do Denis Papin chế tạo với mục đích chính đó là ngăn chặn áp suất quá cao cho thiết bị phân hủy chạy bằng hơi nước do ông sáng chế. Thiết bị này thiết kế đơn sơ, nó chỉ là một quả tạ treo ở cánh tay đòn. Khi áp suất hơi nước tăng cao, vượt quá lực tác động của quả tạ thì ngay lập tức van sẽ mở ra.
Đây là thiết bị tạo tiền đề cho sự ra đời của van giảm áp. Qua nhiều giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật, van được cải tiến dần và hoàn thiện như ngày nay.
3. Cấu tạo van giảm áp
Thực tế có rất nhiều loại van giảm áp khác nhau nhằm phục vụ, sử dụng trong môi trường, mục đích khác nhau của hệ thống. Nhưng nếu xét trên phương diện cấu tạo thì loại van này được phân thành 2 loại: van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp.
3.1. Cấu tạo van giảm áp trực tiếp
Loại van này khi lắp vào hệ thống dẫn nước thì áp lực sẽ được giảm nhanh chóng tại đầu ra của van. Ưu điểm của van đó là điều chỉnh nhạy và hoạt động ổn định. Nhược điểm là hạn chế về kích cỡ của đường ống đến 4 inch. Tức trường hợp đường ống lớn hơn 4 inch thì không thể sử dụng, lắp đặt van này được. Sau một thời gian sử dụng, van dễ bị cặn bẩn bám trên bề mặt khiến dòng chảy bị tắc, gây ra áp lực nước qua van lớn.
Cấu tạo của van giảm áp trực tiếp đơn giản, gồm những phần cơ bản như sau:
3.1.1. Ốc điều chỉnh áp suất
Bộ phận này có tác dụng điều chỉnh áp lực đầu ra của van. Khi ta thực hiện vặn ốc theo chiều kim đồng hồ, ngay lập tức lò xo sẽ bị nén lại, đồng thời áp lực đầu ra tăng lên đáng kể và ngược lại.
3.1.2. Lò xo
Đây được coi là bộ phận chủ chốt đảm nhiệm vai trò tăng giảm áp suất đầu ra của van. Muốn dải áp lực thì chúng ta cần thực hiện điều chỉnh lực đàn hồi, chiều dài của lò xo. Lò xo mà có độ đàn hồi càng lớn thì có nghĩa van cho áp lực đầu ra càng cao và ngược lại.
3.1.3. Màng ngăn kim loại
Bộ phận này sẽ thực hiện việc tiếp nhận áp suất của lưu chất. Lưu chất sẽ tràn vào khoang dưới màng ngăn thông qua lỗ cảm biến áp suất. Màng ngăn sau đó nhận áp suất từ phía lưu chất mà gây ra áp lực tác động lên lò xo.
3.1.4. Đĩa van
Lò xo và đĩa van được gắn chặt với nhau thông qua trục chính chạy xuyên suốt chiều dọc của van giảm áp. Ở đĩa van ta sẽ thấy có nhiều rãnh nhỏ để lưu chất đi qua sẽ phần nào giảm bớt áp lực. Đĩa van được hạ xuống hoặc nâng lên giúp đóng mở van nhờ sự kết nối của lò xo với trục van.
3.2. Cấu tạo van giảm áp gián tiếp
Van giảm áp gián tiếp, việc điều chỉnh áp lực sẽ được thực hiện thông qua pilot nhỏ. Ưu điểm của van này đó là cấu tạo chắc chắn, khả năng chịu lực tốt, có thể dùng cho các ống nước cỡ lớn, được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống cấp thoát nước, dầu khí. Nhược điểm của loại van này là lắp đặt phức tạp hơn và giá thành khá cao.
Thành phần chính cấu tạo nên van ổn áp gián tiếp bao gồm:
- Thân, nắp van: Làm từ chất liệu gang hoặc thép, 2 bên có 2 mặt bích để kết nối với đường ống. Phần thân van được phun sơn epoxy để chống ăn mòn.
- Trục van: Làm từ chất liệu inox 304 hoặc inox 36 có độ bền cao, chống han gỉ. Nó được lắp cố định vào đĩa van.
- Đĩa van: Chất liệu chính làm từ gang, thép, bên ngoài bọc cao su EPDM, hình dáng tròn.
- Hệ thống ống dẫn: Chất liệu làm bằng thép hoặc đồng thau, inox chống mài mòn, han gỉ.
- Đồng hồ đo áp: Bao gồm 2 đồng hồ sẽ được lắp đặt vào hệ thống dẫn nhằm đo áp lực đầu vào, đầu ra.
- Pilot: Đây là hệ thống điều khiển lá van tự động thông qua áp lực của đầu vào qua ống đồng nhằm chỉnh áp suất đầu ra theo mục đích, nhu cầu sử dụng bằng thao tác vặn bu lông trên đầu pilot.
4. Nguyên lý hoạt động của van giảm áp
Nguyên lý van giảm áp sẽ có sự khác nhau giữa loại van giảm áp trực tiếp và gián tiếp, cụ thể như sau:
Khi ở trạng thái thường, van ổn áp trực tiếp sẽ được mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van sẽ do vít điều chỉnh, tác động lên lò xo, ta sẽ chỉ cần giảm hoặc tăng độ nén của lò xo để giảm hoặc tăng áp lực. Áp suất định mức đảm bảo áp suất đầu ra ổn định và không bị thay đổi.
Nếu muốn giảm áp suất đầu ra: Bạn sẽ chỉ cần vặn vít ngược chiều kim đồng hồ, làm độ nén lò xo giảm xuống, lúc này khe hở giữa đĩa van và ghế van hẹp lại, lưu lượng dòng chảy qua van sẽ giảm, áp suất đầu ra theo đó cũng giảm theo.
Nếu muốn tăng áp suất đầu ra: Thực hiện vặn vít theo chiều kim đồng hồ, lò xo sẽ có độ nén tăng lên, giảm khẩu độ van chính, tăng khe hở giữa đĩa van và ghế van. Lưu lượng dòng chảy qua van chính tăng, làm tăng áp suất đầu ra của van nhanh chóng.
4.2. Nguyên lý hoạt động của van giảm áp gián tiếp
Van giảm áp gián tiếp có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng giữa áp suất đầu ra và áp suất tác động lên màng của van chính, từ đó thiết lập độ mở lớn – nhỏ của van nhằm tạo ra áp suất mong muốn của người sử dụng.
Nếu muốn tăng áp suất đầu ra: Người dùng sẽ cần tiến hành vặn vít theo chiều kim đồng hồ, tạo momen xoắn tác động vào lò xo khiến lực nén của lò xo tăng lên. Từ đó khẩu độ của van mở rộng, giảm áp lực lên màng van chính, khe hở giữa đĩa van và ghế van mở rộng, lưu lượng dòng chảy qua van chính lớn, làm tăng áp suất đầu ra.
Nếu muốn giảm áp suất đầu ra: Thực hiện vặn vít ngược chiều kim đồng hồ, độ nén của lò xo giảm xuống, khẩu độ của van nhỏ lại, áp lực màng van chính tăng lên, khe hở giữa đĩa van và ghế van thu hẹp lại. Lúc này lưu lượng dòng chảy qua van chính giảm, từ đó áp suất đầu ra của van giảm lại.
5. Thông số kỹ thuật chung của van giảm áp
Thực tế thì mỗi loại van ổn áp sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên các thông số chung hiện hành về cơ bản sẽ như sau:
- Kích thước: Từ 15A – 1000A
- Kích thước đường ống phi: 21mm (DN15) – 114mm (DN100).
- Vật liệu: gang, thép, inox, đồng….
- Áp suất đầu ra: 0.5 – 35 kgf/cm2
- Áp suất đầu vào: PN25, PN40, PN10, PN16, PN60.
- Nhiệt độ: -5 độ C – 350 độ C.
- Tiêu chuẩn: BS, IP67, JIS
- Môi trường sử dụng:, gas, khí, nước, hơi, dầu.
- Kiểu kết nối: nối lắp bích, nối hàn, nối ren…
- Xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ…
Nhận xét
Đăng nhận xét